So với các kiến trúc nhà ở như chung cư, nhà phố… thì biệt thự là không gian sống đẳng cấp cần được đầu tư về thiết kế nội thất hơn cả. Không chỉ mang đến sự tiện nghi cho người ở, thiết kế nội thất biệt thự còn góp phần tạo nên sự sang trọng cho tổng thể căn biệt thự và nhất quán với kiến trúc ngoại thất đồ sộ bên ngoài.
Tuy nhiên, để nội thất biệt thự đẹp, xứng tầm với vị thế và thể hiện đẳng cấp của gia chủ không phải là bài toán dễ dàng đối với các đơn vị thiết kế thi công nội thất không chuyên.
Tính đến thời điểm hiện tại, BNT Design đã thiết kế và thi công hoàn thiện rất nhiều căn biệt thự “trong mơ”, mang đến cho khách hàng không gian sống vô cùng sang trọng, hiện đại dựa trên sở thích và cá tính của bạn. Trong đó, hầu hết các gia chủ đều lựa chọn thiết kế nội thất BNT Design cho biệt thự của mình vì:
– Thể hiện phong cách và đẳng cấp gia chủ: Tùy vào sở thích và phong cách của mỗi người mà BNT Design sẽ thiết kế nội thất hướng đến sự khác biệt và cá nhân hóa.
– Tối ưu hóa không gian, nâng cao chất lượng cuộc sống: Với sự sáng tạo và tư duy nhạy bén, các kiến trúc sư BNT Design sẽ bố trí nội thất một cách phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và công năng sử dụng.
– Tối ưu hóa chi phí: Khi lựa chọn BNT Design, đơn vị có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có.
– Quy trình thiết kế thi công rõ ràng và minh bạch: Từ đó khách hàng có thể theo dõi tiến độ thi công một cách dễ dàng.
– Lựa chọn nội thất cao cấp, chất lượng và sang trọng: Các đồ nội thất được BNT Design chọn lựa một cách kỹ càng, chất lượng xứng tầm và phù hợp với không gian sang trọng.
1. Phong cách hiện đại (Modernism)
Thiết kế nội thất biệt thự hiện đại hiện là phong cách đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Phong cách này chú trọng đến yếu tố đơn giản, hạn chế những chi tiết cầu kỳ và phức tạp. Điểm nhấn là thiết kế với đường nét rõ ràng cùng các layout mạnh mẽ, đồng thời tập trung vào công năng sử dụng của các nội thất.
2. Phong cách cổ điển (Classic style)
Phong cách thiết kế nội thất biệt thự cổ điển thường dựa vào nguyên tắc cân bằng và đối xứng theo quy luật chặt chẽ. Với không gian được khắc họa cầu kỳ, đẹp mắt cùng những hoa văn chạm trổ công phu, tỉ mỉ bằng kỹ thuật dát vàng, căn biệt thự trở nên sang trọng, ấn tượng hơn bao giờ hết.
3. Phong cách Tân cổ điển (Neo Classic)
Phong cách thiết kế nội thất Tân cổ điển (còn có tên là Neo Classic) xuất hiện vào vào thế kỷ 18, dần trở nên phổ biến dưới xã hội châu Âu đồng thời chịu ảnh hưởng kiến trúc Hy Lạp và thiết kế La Mã thời cổ đại.
Các đặc trưng nổi bật nhất của phong cách này là sử dụng các màu sắc nhẹ nhàng làm chủ đạo như kem, xám, xanh lục, xanh dương hoặc màu vàng. Còn các gam màu mạnh mẽ như màu đen, đỏ… thì được sử dụng thành các bản vá lỗi màu sắc hoặc điểm nhấn nổi bật cho không gian tổng thể.
4. Phong cách Đương đại (Contemporary Art)
Phong cách thiết kế Đương Đại còn có tên khác là Contemporary Art, xuất hiện vào thế kỷ 21, đây là xu hướng mới nhằm mang lại sự hấp dẫn và mới lạ cho ngôi nhà.
Điểm nổi bật của phong cách đương đại chính là tập trung nhiều vào không gian, sử dụng các đường thẳng, hình khối và màu sắc rất táo bạo. Phong cách này còn cân bằng giữa đường nét, điêu khắc, nghệ thuật và màu sắc. Trong đó, tập trung các đường nét linh hoạt, chủ yếu là đường thẳng và đường cong nhẹ.
5. Phong cách Đông Dương (Indochine)
Phong cách Đông Dương (Indochine) là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và Tây, nhất là từ 2 nền văn hóa lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ. Phong cách này thu hút bởi nét dân dã, mộc mạc với trang bị tối giản nhất. Ngoài ra, thiết kế này chủ yếu sử dụng các chất liệu có sẵn tại địa phương như chất liệu bản địa gồm: gỗ, tre, nứa, mây đan…
6. Phong cách Bắc Âu (Scandinavian)
Phong cách Bắc Âu (Scandinavian), còn có tên gọi khác là phong cách Nordic, xuất phát từ các nước nằm ở phía Bắc châu Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Nauy… Phong cách này được yêu thích bởi sự giản dị, ấm áp tạo nên không gian sống thoải mái và tiện nghi.
Trong đó, các sản phẩm trang trí nội thất thường được làm từ gỗ tự nhiên, đồ da, lông thú… Đặc biệt, gam màu chủ đạo trong phong cách này chính là tông màu trắng (của tuyết), màu xanh lá cây của rừng cây xứ lạnh và màu vàng nâu của gỗ tự nhiên.